Khô mực giả làm bằng sợi nilon như thế nào?

Sau khi báo chí đăng thông tin về loại mực khô ‘cao su’, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đồng nghiệp và các chuyên gia về vấn đề này.

Xenlulo tẩm hương vị,cán ép thành… mực? Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên hẹn gặp để nhờ kiểm tra chất sản xuất ra “mực cao su” cho biết: “Chính bản thân tôi cũng tò mò muốn xem cụ thể hợp chất tạo nên con mực này là gì”.

Sau khi trực tiếp nhìn những lát mực đã xé, ông Tường giương mục kỉnh quan sát rất kỹ càng, ông cầm tay kéo miếng mực, bằng cảm quan của nhà chuyên môn ông cho biết: “100% loại mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ”.

Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: “Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.

Theo ông Tường dự đoán, một kg khô mưc giả được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg “mực cao su” phóng viên mua ở Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán “mực cao su” là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm ra khơi đánh bắt.

Cách phân biệt khô mực giả làm bằng nilon với khô mực thật

Thực tế, các cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, có một điều mặc nhiên ai cũng biết, đó là nguồn gốc không ghi rõ nhưng lại được các thương lái “quảng bá” rất rõ ràng. Trong chuyện những con “mực cao su”, người bán thật thà thì nói là “mực TQ”, còn người buôn gian thì cứ lập lờ mực khô lấy từ Thanh Hoá, Nghệ An… như thế, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Đối với “mực cao su”, ông Tường cũng khẳng định, những người làm mực giả này không dại gì mà sử dụng những chất gây độc hại khiến người ta ăn xong thấy tác hại ngay như chóng mặt, buồn nôn… ở đây, họ dùng chất xenlulo, nếu sản xuất theo đúng công nghệ sạch thì vô hại. Nhưng vấn đề đặt ra là, công nghệ của tổng hợp xenlulo có đảm bảo không, chất vi lượng bổ sung và chất tạo hương vị mực là chất gì, nó gây độc hại ra sao? Điều này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Quang (Trung tâm hoá công nghệ thực phẩm), xenlulo vẫn được dùng trong công nghiệp thực phẩm, một dạng của nó khá phổ biến là kẹo cao su. ông Quang khẳng định: “ăn kẹo cao su người ta phải bỏ bã bởi bản thân xenlulo là chất dai, khó tiêu hoá, khó phân huỷ nếu làm thành mực người ăn nuốt cả vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, sôi bụng”. Việc cá mực được sản xuất bằng công nghệ hoá học mà không phải là thực phẩm tự nhiên là không được phép. Thực tế, nhiều nước đã yêu cầu ghi rõ nguồn gốc, nơi khai thác hải sản xuất khẩu để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm tránh mọi nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại.

Hướng dẫn nhận biết khô mực giả và khô mực thật

Thông tin mực khô giả một lần nữa làm hoang mang người tiêu dùng khi mới đây gần 2 tấn mực nghi làm từ cao su vừa được cơ quan chức năng bắt giữ trên địa bàn Hà Nội. Vậy làm thế nào để phân phát hiện được mực khô giả?

Cách phân biệt khô mực giả làm bằng nilon với khô mực thật

 Mực thật (gồm mực ống khô và mực xà khô) bên phải, mực giả bên trái

– Mực ống khô: Đuôi mực ống mỏng, ôm sát vào thân. Thịt ăn ngọt, ngon và mềm, rất được yêu thích.

– Mực xà khô: Mực xà có nhiều ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Đuôi mực xà có màu đen sậm, dày, xòe to như đuôi cá. Mực xà ăn được, nhưng không ngon, hơi đắng chát, cứng, khó nhai nên ít được ưa chuộng. Một số người dùng thuốc tẩy phần râu mực xà và lột lớp da màu đen sậm bên ngoài cho giống loại mực ống khô.

1/ Hướng dẫn nhận biết mực khô giả nilon nguyên con

Mực khô giả về hình dạng bên ngoài nếu mới nhìn qua sẽ khó phát hiện. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ, người tiêu dùng sẽ nhận thấy mực khô giả có nhiều điểm khác biệt. Mực khô giả thường là 1 dạng hợp chất (có thể là cao su non hoặc xenlulo) cán ép mà thành, do đó phần đuôi mực thường được gắn bằng keo. Khi chọn mua, người tiêu dùng có thể quan sát đuôi mực, nếu đuôi mực dễ dàng bóc ra, có dấu hiệu gắn bằng keo thì rất có khả năng đây là mực giả. Ngoài ra, phần râu mực giả thường có hình dáng khá thô, không quăn tự nhiên như mực thật. Phần mắt mực và hạch mực có thể không có. Ngoài ra theo phản ảnh của nhiều người thì mực khô giả khi ngâm nước thường rất dai, khó xé được bằng tay

Cách phân biệt khô mực giả làm bằng nilon với khô mực thật

Mực khô giả (hình trên) và mực thật (hình dưới)

Mực khô giả khi nướng thường có mùi khét khác lạ, thân mực không quăn lại như mực thật. Khi ăn, mực không có vị ngọt và tanh hơn hẳn so với mực thật.

2/ Nhận biết mực khô xé làm giả

Cách phát hiện mực khô giả xé sợi sẽ khó phát hiện hơn do loại này thường đã được tẩm ướp thêm gia vị để đánh lừa cảm giác của người ăn. Tuy nhiên nếu tinh ý, bạn vẫn có thể thấy, sợi mực giả xé sợi sẽ dai hơn mực thật, khi đốt thử có mùi khét. Đặc biệt, giá mực khô nguyên con hay xé sợi nếu làm giả thường có giá rất rẻ (khoảng 150.000 – 180.000 đồng/kg)

Cách chọn khô mực ngon nhất

Căn cứ vào màu sắc, mùi vị, hình dáng là một vài bí quyết đơn giản giúp bạn mua được mực khô tốt nhất.

Lớp phấn trắng bao phủ bên ngoài: Những con mực vừa đánh bắt lên bờ khi đem phơi khô sẽ có lớp phấn trắng phủ trên bề mặt thân. Mực càng tươi lớp phấn trắng này càng dày và ngược lại. Vì thế, chọn mua những con mực khô với lớp phấn bên ngoài dày là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Thân mực thẳng và dày: Đừng lựa những con mực to, hãy chú ý chọn những con mực có thân thẳng và mình dày, khi cầm lên phải khô ráo, thân và đầu mực còn dính vào nhau. Với những con mực khi cầm lên tay còn ướt, đầu và mình tách liền nhau là mực đã bị ươn, khi nướng có mùi hôi, ăn dai và hơi đắng. Những con mực có thân dày và thẳng khi nướng thịt sẽ nở ra theo từng thớ và có vị ngọt rất đậm đà.

Mực có màu hồng tự nhiên: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có màu hồng nhạt tự nhiên, mùi không tanh hay dính ướt tay. Cũng như thịt lợn và thịt bò, sắc hồng tự nhiên sẽ mách cho bạn biết đó là miếng thịt tươi, vừa mổ xong. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì dễ là mực ươn đem phơi khô.

Bảo quản: Khi mua mực về, nếu không ăn ngay thì chị em phải bảo quản nếu không mực sẽ nhanh chóng bị  giảm chất lượng và mốc, không ăn được nữa:

– Dùng báo bọc kín mực khô, cho vào túi li lon đóng kín và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18 độ C.

– Nên sử dụng mực khô trong vòng 4 tháng khi mua về. Khoảng 3 hoặc 4 tuần chị em nên lấy chúng ra phơi nắng trong 10-15 phút.

– Không để chung mực khô với các sản phẩm tươi.

theo vnexress, suckhoedoisong